Ranh giới chính trị Chính_quyền_Uông_Tinh_Vệ

Về lý thuyết, chính phủ Uông Tinh Vệ kiểm soát toàn bộ Trung Quốc ngoại trừ Mãn Châu Quốc do chính quyền Uông Tinh Vệ công nhận đây là một nhà nước độc lập. Tuy vậy trên thực tế, chính quyền Uông Tinh Vệ chỉ kiểm soát Giang Tô, An Huy, và khu vực phía bắc của Chiết Giang, tất cả đều là những lãnh thổ nắm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản từ sau năm 1937.

Do vậy, đường biên giới trên thực tế của chính quyền Uông Tinh Vệ thay đổi cùng với vùng kiểm soát của Nhật Bản trong chiến tranh. Trong cuộc tấn công tháng 12 năm 1941 của Nhật Bản, chính quyền Uông Tinh Vệ đã mở rộng kiểm soát đối với Hồ Nam, Hồ Bắc, và nhiều phần của Giang Tây. Cảng Thượng Hải và các đô thị Hán KhẩuVũ Xương cũng nằm dưới quyền quản lý của chế độ này sau năm 1940.

Các tỉnh do Nhật Bản kiểm soát là Sơn ĐôngHà Bắc về lý thuyết là một phần của thực thể này, mặc dù vậy, trên thực tế chúng nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản dưới danh nghĩa Ủy ban chính vụ Hoa Bắc. Giống như ở Hoa Bắc, ở phía nam Trung Quốc, Nhật Bản cũng lập nên một chính quyền tại Quảng Châu. Mỗi nơi đóng vai trò như một đơn vị quân sự với chính trị và kinh tế riêng rẽ cũng như có chỉ huy quân sự người Nhật riêng.

  • Giang Tô: 41.818 mi² (108.308 km²); tỉnh lị: Trấn Giang
  • An Huy: 51.888 mi² (134.389 km²); tỉnh lị: An Khánh (cũng bao gồm thủ đô Nam Kinh)
  • Chiết Giang: 39.780 mi² (103.030 km²); tỉnh lị: Hàng Châu

Theo các nguồn khác, tổng diện tích lãnh thổ do chính quyền Uông Tinh Vệ quản lý vào năm 1940 là 1.264.000 km².